Tin tức

Quy chuẩn mới, tài xế cần nhận biết vạch kênh hóa dòng xe để tránh bị phạt

Rất nhiều người khi bị thổi phạt vẫn chưa hiểu mình đã mắc phải lỗi gì và hiểu hết ý nghĩa của những vạch kẻ kênh hóa dòng xe...

Có hai nhóm vạch kênh hóa dòng xe (G1.4) gồm dạng gạch chéo và dạng chữ V, dùng để giới hạn các phần mặt đường.

Hiện nay trên nhiều tuyến đường được bố trí, điều tiết giao thông bằng vạch kênh hóa dòng xe. Vậy vạch kênh hóa dòng xe được bố trí như thế nào, người tham gia giao thông phải chấp hành vạch này ra sao? Quy chuẩn quốc gia về báo hiệu đường bộ QC:41/2019 có hiệu lực thi hành từ 1/7 quy định rất rõ về nhóm vạch này.

Trao đổi với Báo Giao thông, ông Vũ Ngọc Lăng, Vụ trưởng Vụ ATGT (Tổng cục Đường bộ VN) cho biết, có hai nhóm vạch kênh hóa dòng xe (G1.4) gồm dạng gạch chéo và dạng chữ V, dùng để giới hạn các phần mặt đường. Các phương tiện không được phép di chuyển vào phần vạch kẻ này.

"Vạch kẻ đường có thể sử dụng riêng hoặc phối hợp với các biển báo hiệu đường bộ hoặc đèn tín hiệu giao thông theo thứ tự: hiệu lệnh người điều khiển giao thông - hiệu lệnh đèn tín hiệu - hiệu lệnh biển báo - hiệu lệnh vạch kẻ đường và các dấu hiệu hướng dẫn trên mặt đường", ông Lăng cho biết.

Theo Nghị định 100/2019, không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường này sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng với người điều khiển, người ngồi trên mô tô, xe gắn máy; và 200.000 - 400.000 đối với ô tô.

Dưới đây là những nhóm vạch kẻ kênh hóa dòng xe phổ biến, lái xe cần chú ý:

Vạch 4.1: Vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo

Vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường. Khi vạch 4.1 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật giao thông đường bộ.

Vạch 4.1 bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135o theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe. Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng gạch chéo là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ b = 20 cm.

Vạch 4.1

2. Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V

Vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V được sử dụng để giới hạn các phần mặt đường không sử dụng cho xe chạy mà sử dụng để kênh hóa các dòng giao thông giao thông trên đường. Khi vạch 4.2 được sử dụng, các phương tiện giao thông phải đi theo tuyến đường quy định, không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

Vạch 4.2 bao gồm các vạch liền nét, màu trắng được vẽ song song, mỗi vạch rộng 45 cm, khoảng cách hai mép vạch 100 cm, vạch nghiêng một góc 135 o theo chiều ngược chiều kim đồng hồ so với hướng chuyển động của xe. Vạch xác định phạm vi kẻ vạch kênh hóa dòng xe dạng chữ V là vạch đơn liền nét, màu trắng. Vạch này có bề rộng nét vẽ b = 20 cm.

Vạch 4.2

3. Sử dụng vạch 4.1 và 4.2 để kênh hóa các dòng xe

Sử dụng vạch 4.1 và 4.2 để dẫn hướng xe ở trạm thu phí. Tùy theo trường hợp, có thể sử dụng vạch 4.1 hoặc 4.2 kết hợp với vạch đơn, liền nét màu trắng, bề rộng vạch 20 cm để dẫn hướng xe đến cửa thu phí của cổng trạm thu phí.

Kết hợp vạch 4.1 và 4.2

4. Vạch dẫn hướng xe ở trạm thu phí

Sử dụng vạch 4.1 và 4.2 để kênh hóa các dòng xe ở nút giao cùng mức.

Dưới đây là một số trường hợp sử dụng vạch 4.1 và 4.2 để kênh hóa các dòng xe các dòng xe trong phạm vi các nút giao cùng mức.

Kết hợp vạch 4.1 và 4.2 để kênh hóa các dòng xe ở nút giao cùng mức

5. Bố trí vạch kênh hóa dòng xe ở ngã ba phức tạp

Bố trí vạch kênh hóa dòng xe ở ngã ba phức tạp - Mẫu 1

6. Bố trí vạch kênh hóa dòng xe ở ngã ba phức tạp

 

Bố trí vạch kênh hóa dòng xe ở ngã ba phức tạp - Mẫu 4

7. Bố trí kênh hóa dòng xe ở ngã tư phức tạp

Bố trí kênh hóa dòng xe ở ngã tư phức tạp

Vạch kênh hóa dòng xe dạng vành khuyên

Vạch kênh hóa dòng xe dạng vành khuyên được kẻ ở trung tâm ngã tư giao nhau cùng mức để chỉ thị cho các phương tiện phải đi vòng qua phạm vi kẻ vạch theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Khi vạch 4.3 được sử dụng, các phương tiện giao thông không được lấn vạch hoặc cắt qua vạch, trừ những trường hợp khẩn cấp theo quy định tại Luật Giao thông đường bộ.

Vạch 4.3

Ngoài ra, một số vạch kẻ đường khác tài xế cần lưu ý để tránh bị phạt:

Vạch trắng hình con thoi

Đây là vạch kẻ báo hiệu sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Theo Quy chuẩn 41 về báo hiệu đường bộ, đây là vạch 7.6: chỉ dẫn sắp đến chỗ có bố trí vạch đi bộ qua đường. Đặc biệt, đối với các chỗ bố trí vạch đi bộ qua đường ở giữa đoạn đường nối hai nút để cảnh báo người lái xe phải nhường đường cho người đi bộ qua đường.

 

Vạch trắng hình con thoi

Vạch xương cá chữ V

Theo quy chuẩn 41/2019, đây là loại vạch kênh hóa dòng xe, tức dùng để chia dòng phương tiện thành hai hướng đi, ví dụ một hướng lên cầu vượt, một hướng đi phía dưới cầu vượt. Các phương tiện không được phép đi vào vùng vạch này.

Theo Báo giao thông

backtop
Dịch vụ
Kinh doanh
Phụ tùng
Zalo
Hotline
Hotline
Hotline