Tin tức

Danh mục hàng hóa nguy hiểm có thể bạn chưa biết theo luật mới nhất

Hàng hóa nguy hiểm bao gồm các vật dụng, các chất có khả năng gây hại cho người và phương tiện vận chuyển. Tùy vào hình thái, tính chất lý hóa nhóm hàng này được chia thành 9 loại sau đây.

Ảnh minh họa

Định nghĩa hàng hóa nguy hiểm

Hàng nguy hiểm là gì?

Theo Bộ Công An, hàng nguy hiểm là các chất, hợp chất có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng con người cũng như ảnh hưởng đến môi trường, an ninh quốc gia. Vì vậy việc vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cần đặc biệt được chú ý.

9 loại hàng hóa nguy hiểm bạn không thể không biết

Đây là nhóm hàng thường bị nhà nước hạn chế sử dụng hay thậm chí cấm sử dụng rộng rãi. Đặc biệt đối với quá trình vận chuyển, loại hàng hóa này thường không được phép mang lên máy bay hay các loại xe vận tải khác. Dưới đây là danh mục nhóm hàng hóa có khả năng gây nguy hiểm, mà bạn cần biết và nắm rõ để nâng cao ý thức phòng tránh cho mình. Theo quy định của nghị định 104/2009/NĐ-CP ban hành 09/11/2009 của Chính phủ, danh mục hàng hóa nguy hiểm chia làm 9 nhóm:

Hàng hóa nhóm 1: Chất nổ

Nhóm chất nổ gồm có: chất và vật gây nổ, dễ nổ hoặc tạo hiệu ứng nổ. Nhóm này được chia thành 5 phân nhóm nhỏ được xếp theo thứ tự từ nguy hiểm nhiều đến ít nguy hiểm, bao gồm:

  • Chất có nguy cơ nổ khối
  • Chất có nguy cơ nổ nhưng không nổ khối
  • Chất dễ cháy và nguy cơ nổ thứ yếu, nguy cơ nổ văng thứ yếu hay cả hai nhưng không là nổ khối.
  • Những chất có tiềm ẩn nguy cơ không rõ (dù chỉ là nguy cơ nhỏ), có thể phát sinh từ việc bắt cháy hoặc do ma sát khi vận chuyển. Những sự ảnh hưởng nằm trong giới hạn của kiện hàng, có thể văng ra các hạt. Có thể khiến kiện hàng bị cháy thành phần bên trong nhưng không gây nổ một cách tức thì.
  • Các vật liệu thuộc nhóm chất nổ không nhạy (có nguy cơ nổ khối). Các loại vật liệu này thường rất khó bắt nổ trong điều kiện vận chuyển bình thường. Những loại hàng hóa này có yêu cầu kiểm tra tối thiểu không thuộc loại tiếp xúc với lửa.

Hàng hóa nhóm 2: Các chất khí nén, hóa lỏng hay hòa tan có áp suất

Nhóm này gồm có các loại khí nén hay hóa lỏng, khí trong dung dịch hoặc hóa lỏng do lạnh, hỗn hợp khí với hơi của các chất thuộc nhóm khác, các vật chứa chất khí như bình phun có dung tích từ 1 lít trở lên,… Nhóm này được chia ra thành 3 phân nhóm nhỏ bao gồm:

  • Các loại khí dễ cháy
  • Các loại khí không độc và không có khả năng gây cháy
  • Chất khí có tính độc

Hàng hóa nhóm 3: Các chất lỏng dễ cháy

Nhóm hàng hóa nguy hiểm này bao gồm các chất dễ bén lửa và dễ gây cháy, các chất lỏng có điểm chớp cháy nhỏ hơn hoặc bằng 61 độ C. Tuy nhiên, vẫn có một số chất lỏng không được xếp vào nhóm này được phân chia thành 3 loại cụ thể như sau:

  • Chất lỏng có điểm cháy từ 23 – 61 độ C, và có nhiệt độ cháy >140 độ C hoặc sôi trước khi đạt đến nhiệt độ cháy.
  • Những chất chứa etanol chiếm ít hơn 24% thể tích được hòa tan ở dạng lỏng.
  • Bia rượu và những sản phẩm tiêu dùng khác (nếu được đóng gói và phải gói ít hơn 5 lít dung tích).

Hàng hóa nhóm 4

Các chất rắn dễ cháy, chất có khả năng tự bốc cháy và những chất khi gặp nước sẽ sinh ra khí dễ cháy Nhóm này được chia ra thành 3 phân nhóm nhỏ cụ thể, bao gồm: chất rắn cháy được (chất tự sinh ra phản ứng và có liên quan, chất có độ nhạy nổ ít), chất có khả năng tự bốc cháy (các chất tự bốc cháy được hay chất có khả năng tự tỏa nhiệt được ở dạng rắn), và những chất khi tiếp xúc với nước sẽ tạo ra các loại khí dễ dàng gây cháy.

Hàng hóa nhóm 5: Những tác nhân oxy hóa và các peroxit hữu cơ

Nhóm này bao gồm 2 phân nhóm nhỏ bao gồm:

  • Tác nhân gây ra oxi hóa gồm những chất có khả năng kích thích cháy đối với vật liệu khác, làm gia tăng cường độ cháy, các chất này dù không cháy nhưng chúng vẫn giải phóng oxy hoặc gây nên quá trình oxy hóa tạo ra lửa.
  • Các peroxit hữu cơ có khả năng phân hủy nếu có vụ nổ, dù ở dạng lỏng hay rắn thì nhóm chất này vẫn có thể phản ứng mạnh với các chất khác. Đa phần nhóm chất này có thể gây cháy nhanh, cháy lan và rất nhạy cháy khi chúng bị nén hay xảy ra va chạm.

Hàng hóa nhóm 6: Chất độc và chất gây nhiễm bệnh

Nhóm này bao gồm 2 phân nhóm nhỏ, gồm có những chất gây nhiễm bệnh và chất độc có thể dễ dàng gây chết người và làm tổn hại sức khỏe con người nếu tiếp xúc trực tiếp qua da, qua không khí hay nuốt phải.

Hàng hóa nhóm 7: Những chất phóng xạ

Những chất phóng xạ có khả năng đâm xuyên vật chất và gây nên hiện tượng ion hóa, đó là lí do chúng cực kỳ nguy hiểm và bị cấm khi mang lên máy bay.

Hàng hóa nhóm 8: Những chất ăn mòn

Những chất này có khả năng cao gây ra phản ứng phân hủy, làm tổn hại đến phương tiện vận chuyển và những đồ vật khác, mặt khác nó cũng hủy hoại tế bào sống.

Hàng hóa nhóm 9: Những chất nguy hại khác

Gồm những chất không đạt tiêu chuẩn trong 8 nhóm còn lại, tuy nhiên chúng biển hiện một mối nguy hiểm tiềm tàng và không thể kiểm soát được.

Vận chuyển loại hàng này cần đảm bảo những gì?

Vận chuyển hàng nguy hiểm, hóa chất, khí ga là hình thức phức tạp. Điều này đòi hỏi đơn vị vận chuyển cần có đầy đủ các kiến thức về quy định hiện hành liên quan để đảm bảo sự an toàn và hạn chế tối đa bất trắc.

Cách thức đóng gói

Theo quy định của Nghị định 89/2006/NĐ-CP ban hành ngày 30/6/2006, hàng hóa nguy hiểm cần được ghi rõ ràng về loại hàng. Bên cạnh đó, Điều 5 Thông tư 52/2013/TT-BTNMT ngày 27/12/2013 đề cập chi tiết cách thức đóng gói, vận chuyển hàng nguy hiểm tiêu chuẩn như sau:

Hàng hóa là chất dễ cháy nổ cần được đóng gói kín, cách xa nguồn lửa, tác nhân gây chạy.

Đựng chất dễ ăn mòn, dễ phản ứng vào chai lọ thủy tinh hay chất liệu phù hợp.

Quá trình đóng gói hóa chất độc hại, lây nhiễm cần được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động.

Sử dụng xe chuyên dụng để vận chuyển xăng dầu.

Bảo quản hàng dễ bắt lửa trong thùng kín chuyên dụng và được kê trên kệ để đảm bảo chất lượng.

Bao bì hàng hóa phải ghi đầy đủ thông tin cần thiết, có biểu tượng cảnh báo nguy hiểm.

Nguồn: Vận tải Logivan

backtop
Dịch vụ
Kinh doanh
Phụ tùng
Hotline
Hotline